Khóa Public “Bán hàng và chăm sóc khách hàng”

Mỗi con người một khác nhau. Nhưng chúng ta lại được định hướng để học những thứ rất giống nhau. Họ gọi đó là kiến thức phổ thông. Nhưng đấy là những gì họ nói. Chúng ta cần kiểm nghiệm lại xem có đúng vậy không. Ít nhất, nếu nó đúng là phổ thông, thì chúng ta đã dùng những kiến thức ấy để giải quyết những bài toán phổ thông nào trong cuộc sống? Vi phân, tích phân, khảo sát hàm số, các công thức hoá học mãi không thể cân bằng… đã được chúng ta ứng dụng làm gì trong cuộc sống về sau?

Rồi lên đại học, cái gọi là học nghề, để mưu sinh, kiếm sống. 3/4 thời gian các sinh viên tiếp tục được đắm chìm trong những thứ phục vụ cho “tư duy” chứ không phải cho “hành động”. Sinh viên các khối trường kinh tế có lẽ phát sợ với toán cao cấp 1, toán cao cấp 2, kinh tế lượng, xác suất thống kê, triết học, chủ nghĩa xã hội khoa học… Còn nhiều môn học khác mà thậm chí mình đã không biết bằng cách nào đó có thể vượt qua để rồi giờ không nhớ được tên. Những môn được “tự chọn” thì thực chất là những môn “vớ vẩn”, còn môn gì “quan trọng” thì đều đã được chốt cứng rồi. Để làm gì thì cũng không mấy ai hiểu, còn theo các thầy cô giảng những môn đó thì đương nhiên là “cực kỳ cần thiết” và “cực kỳ quan trọng” rồi.

Với các kỹ năng, họ hay kèm theo từ “mềm”. Và họ gọi rất khiên cưỡng là “trang bị”. Đã mềm lại chỉ là trang bị thì phó mặc cho ai mạnh người làm, ai chăm người ấy học. Không thì thôi. Còn tất cả sẽ lao vào “đào tạo kiến thức nền tảng và tuân thủ khung chương trình cứng của Bộ”. Nền tảng và cứng thì đương nhiên phải cày cuốc rồi. Cấm cãi.

Vậy, có thể thay lại là: “Đào tạo kỹ năng cứng” không? Mềm mãi rồi, cho nó cứng đi. Trang bị sơ sài mãi rồi, đào thật sâu và tạo ra ngô ra khoai đi. Tốt nghiệp thương mại với ngoại thương mà là bảo em không thích đi bán hàng, em không rành lắm việc mời chào khách, em thấy xấu hổ khi bị từ chối… là cớ làm sao? Đi đứng, ăn nói, tác phong, tinh thần chả giống một người đi bán hàng gì cả. Chỉ luôn tự hào “cháu nhà chị học giỏi lắm, ai eo tám chấm”. Nhưng chị không biết là với cái ai eo tám chấm ấy, con nhà chị 3 tháng rồi không hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh, bán không nổi số hàng của một đứa học chưa hết cấp 3.
Ấy, các bác đừng nói đại học là cấp độ nghiên cứu, thiên về lý thuyết để rồi tiếp tục học lên cao học rồi tiến sĩ nhá. Đất nước không cần nhiều nhà lý luận vậy đâu. Các bác cũng đừng cố biện minh là học đại học xong là có tư duy tổng hợp để rồi làm gì cũng được nhé. Với em, kỹ sư nông nghiệp là xuống đồng cắm được cây lúa cho thẳng hàng, kỹ sư thuỷ sản nuôi con tôm nó phải sống, kỹ sư cầu thưởng cuốc hay đào nó phải gãy góc gọn gàng, cử nhân văn chương viết content phải lôi cuốn người đọc còn cử nhân thương mại phải livestream bán hàng ra đơn. Ở đó mà tư duy với cả tổng hợp. Đại học bây giờ là cấp học tương đương phổ thông ngày trước thôi. Cả làng đỗ đại học, có phải hạt giống đỏ gì đâu. 30 điểm cũng là đỗ và 9 điểm 3 môn cũng là đỗ. Tất cả đều sẽ đi làm thuê cả. Mà được thuê về không làm được việc, thì thuê về làm gì? Để tranh luận đúng sai và phản biện giới chủ tanh tách sao?

Bán hàng giờ khổ thật. Mục đích bán khoá học mấy trăm nghìn thôi mà phải lặn lội viết cả tiếng. Chưa chắc có ai đăng kí cho í chứ. Em xin thông báo là em đang chiêu sinh học viên cho khoá “Bán hàng và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp”. Học online qua Zoom 3 tối từ 20h các ngày trong tuần. Học xong sẽ bán hàng tốt hơn. Còn có cơ hội trở thành salesman của Rosa Bonita nếu có nhu cầu. Nếu không thích thì làm cộng tác viên cũng tốt. Nếu không thích nữa thì tiếp tục học nhiều lớp nữa, lên tiến sĩ bán hàng thì thôi.

Ngay cả việc định giá học phí, có ai dạy mình đâu. Cũng phải mày mò. Mãi chả biết làm thế nào nên thấy mấy số ấy đẹp nên chọn. Ơn giời, theo kinh nghiệm mấy khoá trước thấy đông người học phết, chứng tỏ giá ấy đúng. Lại chả đúng, mỗi ngày học có hơn 200 nghìn. Vé xem Bờ Lách Pinh lại chả mua được vé bao cả làng đi học anh Dũng. Phải nói bọn Hồng Đen nay bán hàng kinh thật, vừa hát vừa bán lưỡi bò mà vẫn ồ ạt người mua. Dân mình chứng tỏ nhiều tiền đấy chứ. Nghe đâu doanh thu bằng cả doanh thu cả năm của mấy chục tập đoàn Việt Nam cộng lại. Kinh thật!
Bà con ủng hộ Dũng với nhé. Dũng đào tạo kỹ năng cứng. Cứng chú không mềm. Nhất định phải cứng thì mới kiếm ăn được ạ.
Xin trân trọng cảm ơn!

 

– Trích từ Facebook TS. Hoàng Trung Dũng

Chi tiết chương trình đào tạo vui lòng liên hệ:
TỔ CHỨC GIÁO DỤC KINGSMAN
Hotline: 0989 644 567 – 0901 718 998
Địa chỉ: Tầng 20, Nam Cường Building, Khu đô thị Dương Nội, Phường La Khê, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội
Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: Tầng 16, Saigon Tower, 29 Lê Duẩn, Quận 1, TP. HCM
#Kingsman #TSHoangTrungDung #Bánhàngvàchămsóckháchhàng

 

Tham khảo các chương trình đào tạo khác: Xem tại đây

Theo dõi fanpage Học viện Kingsman: Fanpage Học viện Kingsman

Theo dõi kênh Tiktok Học viện Kingsman: Tiktok Học viện Kingsman

Theo dõi kênh Youtube Học viện Kingsman: Youtube Học viện Kingsman

Bài viết liên quan

Khóa đào tạo “Kỹ năng bán hàng cơ bản” dành cho Habeco
Khóa đào tạo “Kỹ năng bán hàng cơ bản” dành cho Habeco
Chương trình đào tạo Tư duy tích cực tạo thành công dành cho Vietinbank chi nhánh Quảng Nam
Chương trình đào tạo Tư duy tích cực tạo thành công dành cho Vietinbank chi nhánh Quảng Nam
Chương trình “Thấu hiểu khách hàng” dành cho Đội ngũ Cán bộ Kinh doanh Tổng Công ty Bảo hiểm Quân đội (MIC)
Chương trình “Thấu hiểu khách hàng” dành cho Đội ngũ Cán bộ Kinh doanh Tổng Công ty Bảo hiểm Quân đội (MIC)
Chương trình đào tạo “Lãnh đạo trong kỷ nguyên số” dành cho Megram
Chương trình đào tạo “Lãnh đạo trong kỷ nguyên số” dành cho Megram