10 lưu ý khi muốn phát triển nhanh chóng trong nghề tuyển dụng cấp cao

Nếu bạn nghiêm túc về việc làm một chuyên gia tư vấn tuyển dụng cấp cao, thì tốt nhất hãy nên tìm hiểu và suy nghĩ về cách tốt nhất để hiểu khách hàng và ứng viên của bạn. Một chiến lược tốt sẽ giúp bạn đi một chặng đường dài và xa hơn trong lĩnh vực này. Vì vậy, 10 lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn phát triển nhanh chóng trong nghề tuyển dụng cao cấp của bạn.

Vậy bạn đã quyết định trở thành một chuyên gia tư vấn tuyển dụng hoặc bạn đang có ý định đó. Trước khi bạn đi vào sàng lọc ứng viên và mời khách hàng để dùng dịch vụ của công ty bạn, bạn nên dành thời gian thật nhiều để lên một chiến lược rõ ràng. Làm thế nào bạn có kế hoạch để tiếp cận khách hàng và ứng viên của mình? Tiêu chí của bạn là gì….?

Nếu bạn nghiêm túc về việc làm một chuyên gia tư vấn tuyển dụng cấp cao, thì tốt nhất hãy nên tìm hiểu và suy nghĩ về cách tốt nhất để hiểu khách hàng và ứng viên của bạn. Một chiến lược tốt sẽ giúp bạn đi một chặng đường dài và xa hơn trong lĩnh vực này. Vì vậy, tôi có 10 lời khuyên dành cho các bạn để phát triển nhanh chóng hơn trong nghề.

  1. Quản lý thời gian

Với rất nhiều thứ xảy ra với ứng viên-công việc-khách hàng, bạn có thể kết thúc một ngày bận rộn nhưng cuối cùng lại chẳng đạt được thành tựu được gì cả. Vì vậy hãy quản lý thời gian của bạn một cách khôn ngoan, lập kế hoạch hàng ngày. Thiết lập các cuộc họp quan trọng vào buổi sáng, nhưng để lại những buổi chiều của bạn ra cho trường hợp khẩn cấp và các cuộc họp đột ngột. Đặt một số cụ thể của các cuộc gọi trong ngày (10, 20 hay 30 cuộc / ngày). Bạn cũng sẽ không muốn dành cả 1 ngày sàng lọc tận 40-50 ứng viên rồi các ngày khác thì lại không có mấy ứng viên nào. Bí mật trong nghề này là thói quen (HABIT), nếu như cứ mỗi ngày bạn gọi cho khoảng 20 ứng viên thì trong 1 năm (tính là khoảng 200 ngày làm việc) thì bạn đã tiếp cận được tận 4,000 ứng viên mà có thể giới thiệu thành công sang khách hàng.

  1. Làm bài tập ở nhà trước (do homework)

Mỗi khi bạn đang đi gặp khách hàng hay ứng viên nào đó, hãy làm nghiên cứu trước về người đó. Bạn ở đó để thể hiện bản thân và các dịch vụ của bạn. Bạn phải có được sự tin tưởng và niềm tin của họ. Và bạn sẽ không thể làm điều đó nếu bạn hỏi những câu hỏi ngớ ngẩn không liên quan. Nếu họ thuộc về một ngành nghề mà bạn không quen lắm, hãy kiểm tra các thông tin về ngành đó trước. Bạn không muốn chấp nhận khách hàng quá vội vàng và kết thúc việc tìm kiếm các ứng cử viên sai. Vì phần lớn các nhân sự đã có sử dụng linkedin hoặc có mặt “online”, tôi có thể ví dụ là các bạn có thể dùng từ khóa như sau để search ra họ trên google: Nguyen Van A – HR Manager – Company B Linkedin Vietnam

  1. Chuẩn bị các bài thuyết trình và các câu hỏi của bạn trước

Hãy nghĩ đến những trọng tâm của bài trình bày của bạn. Những gì bạn muốn giới thiệu nhiều nhất? Những gì khách hàng cần nhất? Nhắm vào nhu cầu của họ và cho họ thấy những gì bạn có để cung cấp. Tốt nhất là nên chuẩn bị trước kế hoạch đặt câu hỏi của bạn vì có thể bạn sẽ có thể quên một vài điều. Luôn tính toán thời gian để buổi gặp ngắn gọn xúc tích trong 30-60’

  1. Present / Recommend / Introduce – Giới thiệu các ứng viên của bạn

Một khi bạn đã nhận CV của một ứng cử viên tiềm năng, hãy giới thiệu họ ngay lập tức. Hãy suy nghĩ về những ưu và khuyết điểm của anh ấy hoặc cô ấy. Tốt nhất là làm điều đó ngay lập tức thay vì chờ cho khách hàng có bất kỳ đơn đặt hàng công việc nào. (sự thật là ở thị trường ở Việt Nam thì việc marketing ứng viên trực tiếp khi không có đơn đặt hàng công việc thì cũng vẫn còn rất hiếm, nhưng ở các nước khác như Úc, Singapore, UK, US thì là việc rất bình thường. Tại sao chúng ta không làm việc đó ngay từ bây giờ?)

  1. Đặt thời hạn cho chính mình

Hãy làm một kế hoạch tuyển dụng chi tiết. Từ khoảng thời gian tìm kiếm ứng viên tiềm năng (trung bình 1-3 tuần), việc làm báo cáo gửi khách hàng, rồi sắp xếp phỏng vấn. Bạn phải có các mục tiêu và mốc thời gian cụ thể. Bằng cách này, bạn sẽ có thể tạo ra danh tiếng của bạn. Bạn không phải chỉ là một trong các nhà chuyên môn có thể tuyển dụng được tùy theo thời điểm, mà bạn sẽ trở thành nhà tư vấn tuyển dụng mà các khách hàng có thể tin cậy và dùng dịch vụ bất cứ lúc nào.

  1. Theo dõi và học tập các nhà tuyển dụng khác

Không có bất kỳ nhà tuyển dụng nào thành công chỉ trong chốc lát. Thành công phải đi kèm với rất nhiều trải nghiệm, kinh nghiệm, thắng lợi và cả khó khăn thử thách. Điểm tốt nhất vẫn là nên tìm hiểu những điều cơ bản đầu tiên trước khi bắt đầu vào nghề. Bạn sẽ học hỏi được rất nhiều – sàng lọc ứng viên, sàng lọc hồ sơ, phỏng vấn điện thoại, gặp gỡ khách hàng và phỏng vấn ứng viên. Bạn sẽ có được các sự gợi ý và những dấu hiệu của những gì sắp xảy ra trong quá trình tuyển dụng cho khách hàng. Có những điểm bạn có thể học hỏi để tránh chứ không phải tự vấp ngã nữa.

  1. Hãy sẵn sàng để ‘play the game’

Nghề tuyển dụng là một nghề khó khăn. Nó không đơn giản như bạn bán 1 sản phẩm hữu hình như là cốc nước, cái TV… mà thật sự ra nó cả một quá trình từ 20-30 bước khác nhau để bạn bán một dịch vụ vô hình. Bạn phải lựa chọn các ứng cử viên của bạn, đảm bảo rằng họ phù hợp cho vị trí khách hàng yêu cầu và thậm chí còn thuyết phục ứng viên rằng đó là cơ hội tốt phù hợp với định hướng nghề nghiệp. Không chỉ vậy, bạn phải thuyết phục khách hàng của bạn rằng bạn có các ứng cử viên hoàn hảo cho họ. Cần có các sự đẩy và kéo khéo léo ở đây khi mà bạn phải cho cả hai phía thấy rằng bạn đang nghĩ những gì tốt nhất cho họ.

  1. Marketing/branding bản thân bạn

Bạn phải có thương hiệu của mình, ít nhất là trong lĩnh vực ngành nghề bạn đang tuyển dụng (ví dụ như Ngân hàng, CNTT, Sản xuất, Hàng tiêu dùng nhanh….). Hãy để mọi người tin tưởng vào tiềm năng và năng lực của bạn. Đó là thách thức lớn nhất đối với tất cả các nhà tuyển dụng ở Việt Nam. Bạn không phải chỉ là một người mà các ứng viên tìm đến khi họ thực sự cần thay đổi công việc, hay là khi khách hàng thực sự cần tuyển dụng một vị trí nào đó. Bạn phải tạo dựng được hình ảnh của mình để mọi người biết đến bạn.

  1. Luôn luôn kết nối

Kết nối là rất quan trọng trong ngành này. Sử dụng các trang web mạng càng nhiều càng tốt. Tham gia và kết nối qua LinkedIn. Hãy chắc chắn và bắt đầu ngay bây giờ. Nó không bao giờ là một công việc dễ dàng. Bạn phải duy trì mối quan hệ tốt. Giữ liên hệ với ứng viên hay khách hàng một lần trong một khoảng thời gian 3-6 tháng (tùy bạn). Nó sẽ giúp bạn có được các ứng cử viên, khách hàng và số người lãnh đạo tốt sẽ mở cửa cho bạn hướng tới nhiều cơ hội hơn.

  1. Hãy chuẩn bị trong mọi tình huống

Với tôi, nghề này cũng có thể gọi là “24/7”, vì thực sự có những lúc cần thiết, bất kỳ khách hàng hay ứng viên đều có thể sẽ nhờ bạn giải quyết nhứng việc khẩn cấp kể cả vào 11h đêm hay kể cả những lúc bạn đang vi vu nghỉ phép ở đâu đó. Hoặc có những lúc quá “bí”, khách hàng của bạn chỉ cho bạn được 2-3 ngày để phải tìm bằng được ứng viên phù hợp. Khi đó, nên nhớ rằng bạn sẽ luôn luôn có 2 lựa chọn, một là không làm nó, và thứ hai là dồn hết tâm trí sức lực để đưa ra giải pháp cho khách hàng. Đây là một trong những cách tốt nhất khiến khách hàng hay ứng viên tin tưởng bạn hơn.

TỔ CHỨC GIÁO DỤC KINGSMAN
Hotline: 0989.644.567 – 0246291579
Địa chỉ: Lô J01-08, Biệt thự An Phú, Khu đô thị Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội
Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: Tầng 16, Saigon Tower, 29 Lê Duẩn, Quận 1, TP. HCM

Thực hiện: Hoàng Nhung

Sưu Tầm : Team KingBee