Những công cụ hiện đại nhất của ngành nhân sự thế giới 2017

Những công cụ hiện đại nhất của ngành nhân sự thế giới 2017

“Trải nghiệm của nhân viên sẽ là tương lai của doanh nghiệp” – đây là xu hướng được đông đảo các chuyên gia ngành nhân sự trên thế giới công nhận. Bằng mọi phương pháp, các nhà quản trị nhân sự sẽ phải học cách ứng dụng góc nhìn tiêu dùng, kinh doanh và kỹ thuật số vào các chức năng quản trị, tạo cho nhân viên những trải nghiệm tuyệt nhất.

1. Nơi làm việc cũng là nơi trải nghiệm

83% lãnh đạo quản trị nhân sự nhận định, trải nghiệm của nhân viên trong doanh nghiệp rất quan trọng đối với sự thành công chung và họ đang đầu tư nhiều hơn trong việc đào tạo (56%), cải thiện không gian làm việc (51%) và trao nhiều phần thưởng hơn (47%) – theo The Future Workplace and Beyond.com

Trong bối cảnh cạnh tranh thu hút nhân sự ngày càng gay gắt, việc tạo ra trải nghiệm đáng nhớ giúp doanh nghiệp ghi dấu ấn mạnh mẽ với các nhân viên và ứng viên tiềm năng về văn hóa và giá trị công ty, đồng thời sử dụng nó để tuyển dụng và giữ chân người tài. Những nhà quản trị nhân sự đang thực hiện chiến lược này bằng cách vươn ra bên ngoài chức năng của quản trị nhân sự, hợp tác với bộ phận công nghệ, marketing, truyền thông nội bộ và quan hệ toàn cầu… nhằm tạo sự kết hợp tốt nhất cho sựu trải nghiệm nhân viên và khách hàng.

2. Phương pháp Agile cho tuyển dụng và phát triển

Agile – phương pháp lập trình linh hoạt là một tập hợp các nguyên lý khuyến khích việc lập kế hoạch thích ứng, phát triển tăng dần, chuyển giao sớm và cải tiến liên tục. Agile chủ trương thích ứng nhanh chóng với mọi sự thay đổi thay vì bám sát một kế hoạch vạch sẵn từ đầu.

Mục đích của các phương pháp Agile là giúp các doanh nghiệp đạt được sự linh hoạt (Agility), từ đó nâng cao sức cạnh tranh và phát triển bền vững. Nghiên cứu từ Steelcase qua khảo sát 12.480 nhân viên tại 17 quốc gia trên toàn cầu cho thấy, những nhân viên được quyền chọn lựa địa điểm và cách thức làm việc, được tự do lựa chọn không gian làm việc phù hợp với tính chất công việc, không chỉ tập trung hay mang tính cộng tác hơn trong công việc mà còn gắn kết với công việc hơn 88%.

Vậy, quyết định không phải là liệu nên thiết kế một không gian rộng như thế nào mà là làm sao để nhân viên được lựa chọn nơi họ sẽ làm việc, phụ thuộc vào tính chất công việc mà họ phải thực hiện. Đối với bộ phận quản trị nhân sự: nơi làm việc không chỉ là một tòa nhà, nó còn là một phần của chương trình quản trị nhân sự để mở rộng văn hóa công ty và tạo sự gắn kết với nhân viên.

3. Ứng dụng phân tích và định hướng suy nghĩ nhân viên

Thời đại mạng xã hội bùng nổ, các ứng viên và nhân viên có “quyền lực” để đưa ra các nhận định, đánh giá về doanh nghiệp và biến mọi thứ thành “thảm họa”. Nhân viên có thể xếp hạng văn hóa và hoạt động quản trị – kinh doanh công ty dễ dàng như cách họ đánh giá một khách sạn, nhà hàng hay một bộ phim.

Do đó, bộ phận quản trị nhân sự đang áp dụng nhiều công cụ được dùng trong marketing tiêu dùng như thiết kế suy nghĩ, hackathon… và phân tích tâm lý nhân viên để tạo nên những trải nghiệm và cảm nhận tốt nhất. Các công ty như IBM và Cisco đã tiến hành chuyển hướng trọng tâm từ khách hàng sang các nhân viên của mình. IBM sử dụng công cụ thiết kế suy nghĩ và các công cụ phân tích tâm lý riêng, được gọi là Social Pulse, để khám phá suy nghĩ của nhân viên về vấn đề quản trị. Trong khi đó, Cisco mượn ý tưởng hackathon từ thế giới công nghệ để tạo ra sản phẩm quản trị nhân sự mới như ứng dụng YouBelong@Cisco để hỗ trợ nhân viên mới và người quản lý của họ trong tuần đầu tiên làm việc tại Cisco.

4. Sử dụng AI (chatbots) trong quản trị nhân sự

Trí thông minh nhân tạo (AI) là một thị trường khổng lồ, được dự đoán sẽ tăng trưởng đạt 47 tỷ USD năm 2020. Về cơ bản, chatbots là hình thức thô sơ của phần mềm trí tuệ nhân tạo AI, có thể giao tiếp và hỗ trợ người dùng hiệu quả. Một chatbot có thể trở thành trợ lý ảo của riêng cá nhân để quản lý mọi thứ, từ lên kế hoạch, đặt lịch hẹn, book phòng khách sạn, đặt nhà hàng cho đến báo thức. Và rất dễ dàng, dưới vai trò của một nhà quản lí, việc nắm bắt thông tin và hiệu quả công việc của nhân sự sẽ giảm bớt rất nhiều công sức

Trong lĩnh vực này, các nhà quản trị nhân sự cần phải hiểu được nội dung và bối cảnh của tự động hóa và cách thức tự động hóa ảnh hưởng tới tương lai của công việc, bắt đầu bằng việc tiên phong sử dụng các chatbots trong công tác quản trị nhân sự.

5. Lập kế hoạch nhân sự một cách tổng hợp

Lực lượng lao động trong tương lai tại mỗi công ty sẽ không chỉ là các nhân sự fulltime. Thay vào đó, sẽ bao gồm cả các nhân parttime, freetime, chỉ tham gia vào một dự án hoặc một quy trình công việc nhất định… lực lượng này được gọi là Gig Economy Workers (lao động hỗn hợp). Tỷ trọng của lực lượng lao động này được dự báo sẽ tăng từ mức 15,8% hiện nay lên 34% trong 5 năm tới.

Vậy, các nhà quản trị nhân sự cần phải lên kế hoạch cụ thể để việc quản lý nguồn nhân sự tổng hợp này hiệu quả nhất với những vấn đề như làm thế nào để phối hợp nhịp nhàng giữa 2 hay 3 lực lượng nhân sự hoặc Gig workers cần phải tham gia các khóa đào tạo nào?

6. Vai  trò mới của quản trị nhân sự

Môi trường kinh doanh đã có nhiều thay đổi căn bản kể từ khủng hoảng năm 2008. Đối với quản trị nhân sự, lĩnh vực này sẽ bước sang một “tiêu chuẩn mới” – đó là sự hội tụ giữa các biện pháp marketing tiêu dùng với kỹ thuật số hóa, tạo ra các trải nghiệm nhân viên với sự hỗ trợ bởi trí thông minh nhân tạo. Điều này đồng nghĩa với việc vai trò của quản trị nhân sự sẽ tăng lên, trở nên đặc biệt và công nghệ hóa hơn.

TỔ CHỨC GIÁO DỤC KINGSMAN

Hotline: 0989.644.567 – 0246291579

Địa chỉ: Lô J01-08, Biệt thự An Phú, Khu đô thị Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội

Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: Tầng 16, Saigon Tower, 29 Lê Duẩn, Quận 1, TP. HCM