Phần I. Quản trị Nhân sự toàn diện: Tuyển dụng
Kì 1: Quy trình tuyển dụng:
Quy trình tuyển dụng cơ bản bao gồm 8 bước:
- Mục đích của tuyển dụng;
Nghiên cứu và phân tích kĩ càng mục đích của tuyển dụng sẽ giúp các nhà tuyển dụng tìm được nguồn nhân sự phù hợp và chuẩn xác nhất cho doanh nghiệp. Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến phân tích mục đích bao gồm: nhu cầu của doanh nghiệp, điều kiện đãi ngộ, xu hướng thị trường lao động…
Sự lựa chọn giữa nhân sự kinh nghiệm sâu rộng hay nhân sự trẻ tuổi tiềm lực lớn cũng là một trong những nan đề gây khó khăn nhất cho nhà tuyển dụng trong khâu này.
- Lập kế hoạch tuyển dụng;
Lập kế hoạch tuyển dụng chi tiết công tác theo dòng thời gian và theo khâu là việc cần thiết, thể hiện sự chuyên nghiệp và nghiêm túc trong tuyển dụng. Bằng cách này, các ứng viên sẽ cảm nhận được sự chân thành trong tuyển dụng và chính bản thân nhà tuyển dụng cũng cực kì thuận tiện trong sắp xếp các công việc.
(Xem tiếp: Kì 2: Giao việc, phân công công việc)
- Thách thức trong tuyển dụng;
Các thách thức trong tuyển dụng nhân sự cần phải xem xét:
– Chế độ ưu đãi doanh nghiệp có thể cung cấp và trình độ, yêu cầu của ứng viên.
– Vị trí chức danh doanh nghiệp còn thiếu và năng lực thực tế ứng viên.
– Thực tế công tác doanh nghiệp có nhu cầu và thực tế thị trường nhân lực.
- Chiến lược tuyển dụng;
Chiến lược tuyển dụng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực đầu vào của doanh nghiệp và có thể nói là yếu tố cực kì quan trọng trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Trong đó, sự lựa chọn “trẻ hóa” đội ngũ nhân lực hay “chất lượng hóa” là một nan đề hàng đầu. Các yếu tố cần xem xét và phân tích kĩ trong quá trình lên chiến lược tuyển dụng là:
- Xu hướng và biến động trên thị trường nhân sự
- Nhu cầu của doanh nghiệp ngắn hạn và dài hạn về nhân sự cao cấp và lao động phổ thông
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và đối thủ trực tiếp
- Độ tuổi và biểu đồ đánh giá hiệu suất làm việc dựa trên mẫu giới tính, vùng cư trú, bộ phận, cường độ làm việc…
- Các nhân tố ảnh hưởng;
Rất nhiều nhân tố có thể ảnh hưởng đến quá trình tuyển dụng của doanh nghiệp. Để đạt được nguồn nhân lực tốt nhất, các nhà tuyển dụng có thể chú ý đến các yếu tố:
- Cao điểm thị trường nhân sự biến động trong năm
- Xu hướng sử dụng nhân sự của ngành (đặc tính ngành nghề sử dụng nhân sự từ các nguồn đặc thù như ĐH abc, nhân sự vùng xyz,…)
- Các kênh tuyển dụng;
- Các kênh tuyển dụng Digital trực tuyến: Facebook, Google, Zalo…
- Các kênh truyền thông tin tức: Các báo điện tử, trang thương mại…
- Các kênh truyền thông đại chúng: Các kênh truyền thanh, truyền hình, báo giấy…
- Các kênh khác: Tờ rơi, sự kiện…
- Quy trình tuyển dụng ứng viên;
Quy trình tuyển dụng ứng viên bao gồm nhiều bước tùy thuộc yêu cầu và tính chất của vị trí tuyển dụng, các khâu cơ bản trong quy trình tuyển dụng của 1 doanh nghiệp lớn có thể tham khảo:
- Hồ sơ
- Thi tuyển EQ, IQ
- Phỏng vấn trực tiếp lần 1 (phỏng vấn cơ sở)
- Phỏng vấn trực tiếp lần 2 (chuyên sâu) + đàm phán lương
8. Vai trò của việc phỏng vấn, người phỏng vấn;
Người phỏng vấn có thể là các chuyên viên phụ trách hoặc bộ phận chuyên trách. Tuy nhiên, tại nhiều doanh nghiệp nước ngoài, nhằm thể hiện sự chuyên nghiệp, nghiêm túc và tinh thần chào đón nhân tài, trực tiếp CEO hoặc Chủ tịch có thể tham gia vào quá trình phỏng vấn ứng viên (vòng cuối).
Phần II. Quản trị Nhân sự toàn diện: Giao việc hay phân công công việc
Quản trị Nhân sự có thể nói là thành phần quan trọng bậc nhất trong doanh nghiệp. Hệ thống quản trị Nhân sự bao gồm nhiều khâu, với sự đánh giá, hiểu biết tường tận về quy trình, hệ thống quản trị Nhân sự, các nhà lãnh đạo hoàn toàn có thể nắm bắt và điều chỉnh hợp lí chiến lược sử dụng nguồn nhân sự phù hợp nhất cho doanh nghiệp.
Xem tiếp:
Kì 3: Thông số đánh giá Teamwork
Giao việc hay phân công công việc
Phân công công việc hợp lí hỗ trợ đắc lực cho cả người lãnh đạo và nhân viên trong quá trình kinh doanh sản xuất và làm việc:
1. Giúp nhân viên:
- Phát triển kỹ năng chuyên môn; tiếp thu và học hỏi toàn diện các khía cạnh của công việc: Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, quản trị thời gian, quản lí bản thân, năng suất, kỹ năng làm việc nhóm …
- Thỏa mãn nhu cầu thể hiện và khai phá năng lực bản thân
- Khẳng định năng lực và giá trị bản thân trong doanh nghiệp
- Thử thách và cơ hội thăng tiến, phát triển sự nghiệp
- Nâng cao tinh thần, động lực và hiệu suất làm việc
2. Giúp lãnh đạo:
- Quản trị và kiểm soát hiệu quả công việc giữa các phòng ban
- Tiết kiệm thời gian và công sức
- Củng cố, giám sát dễ dàng bộ máy doanh nghiệp
- Dự trù nguồn nhân lực kế thừa trong doanh nghiệp
- Tạo ảnh hưởng, uy tín, nâng cao thương hiệu cá nhân
- Khẳng định năng lực điều hành và quản lí
3. Ý nghĩa với tập thể:
- Nâng cao năng suất lao động
- Giảm áp lực của bộ máy, tiết kiệm chi phí
- Tăng khả năng teamwork
- Tạo khả năng ứng biến và xử lí mọi tình huống phát sinh
4. Nguyên tắc giao việc:
- Đúng người, đúng việc, đúng năng lực, đúng thời điểm.
- Công khai, minh bạch, công bằng
- Có công tác và công cụ giám sát
- Có báo cáo phản hồi đánh giá kết quả
- Các yếu tố cơ sở: Bản mô tả công việc, so sánh với bảng đánh giá năng lực (hoặc đánh giá thành tích), yêu cầu của công việc cần phân công,…
Phân công công việc có thể là phân công tại vị trí chức danh hiện tại, thuyên chuyển, thăng chức và kể cả giáng chức.
- Giao việc không phải là “đẩy công việc đi”
- Giao việc không phải là trù dập
- Giao việc không có nghĩa là người quản lý hết nhiệm vụ
- Cùng với giao việc phải giao quyền – ủy quyền nếu cần thiết
Phần III. Quản trị Nhân sự toàn diện: Teamwork
Quản trị Nhân sự có thể nói là thành phần quan trọng bậc nhất trong doanh nghiệp. Hệ thống quản trị Nhân sự bao gồm nhiều khâu, với sự đánh giá, hiểu biết tường tận về quy trình, hệ thống quản trị Nhân sự, các nhà lãnh đạo hoàn toàn có thể nắm bắt và điều chỉnh hợp lí chiến lược sử dụng nguồn nhân sự phù hợp nhất cho doanh nghiệp.
Xem lại:
Kì 2: Giao việc, phân công công việc
Đánh giá hiệu quả của Teamwork
Các thông số có thể tham khảo để đánh giá hiệu quả của Teamwork trong doanh nghiệp
1. Lòng tin
– Tin tưởng là tiêu chí đầu tiên, “đã nghi thì không dùng, đã dùng thì không nghi”, sự tin tưởng của người lãnh đạo đối với thành viên chính là động lực và khích lệ lớn nhất dẫn đến sự thành công chung của Teamwork.
2. Bình tĩnh
– Mọi công việc luôn phát sinh sự cố hoặc vấn đề không mong muốn. Bình tĩnh đánh giá và xem xét mọi vấn đề là tiêu chí quan trọng đánh giá sự thành công của Leader nói chung và team nói riêng.
3. Hợp tác
– Thiện chí và thái độ hợp tác, nhiệt tình trong công việc chung của mỗi thành viên Team thể hiện độ “khỏe mạnh” của tinh thần đoàn kết cùng các mối quan hệ trong team nói riêng và năng suất của Team nói chung.
4. Tôn trọng
– Tinh thần lắng nghe, cầu thị, tiếp thu các quan điểm trái chiều của Leader và thành viên Team?
– Trong một buổi họp hoặc một dự án, tất cả các thành viên Team có nêu được quan điểm và ý kiến cá nhân của mình?
5. Tổ chức
– Nội quy, deadline, quy trình… có được Leader và Team thực hiện nghiêm chỉnh?
– Quá trình làm việc riêng của Team có được Leader điều chỉnh và sắp xếp hợp lí?
6. Làm việc dưới áp lực
– Thông số và hiệu suất làm việc dưới áp lực của Team?
7. Khả năng giao tiếp
– Kỹ năng giao tiếp và trình bày quan điểm của các thành viên Team
– Phong cách giao tiếp của team (không đánh giá chỉ số này)
8. Khả năng thống nhất và quyết định
– Leader và Team có đưa ra được tinh thần thống nhất chung cho các vấn đề trong thời gian ngắn nhất
9. Lạc quan
10. Kiên trì và quyết tâm của Team
11. Tinh thần trách nhiệm của Leader
Phần IV. Quản trị Nhân sự toàn diện: Phân quyền – Ủy quyền
Quản trị Nhân sự có thể nói là thành phần quan trọng bậc nhất trong doanh nghiệp. Hệ thống quản trị Nhân sự bao gồm nhiều khâu, với sự đánh giá, hiểu biết tường tận về quy trình, hệ thống quản trị Nhân sự, các nhà lãnh đạo hoàn toàn có thể nắm bắt và điều chỉnh hợp lí chiến lược sử dụng nguồn nhân sự phù hợp nhất cho doanh nghiệp.
Xem lại: Kì 3: Thông số đánh giá Teamwork
Phân quyền và Ủy quyền cho nhà lãnh đạo
Phân quyền | Ủy quyền | |
Định nghĩa | Phân quyền là việc người lãnh đạo hoặc ban lãnh đạo cấp cho một thành viên, nhóm hay đơn vị thuộc tổ chức một quyền hạn nhất định, quyền được cấp này thường nằm trong, là một bộ phận và thấp hơn quyền hạn tổng thể của người lãnh đạo hoặc ban lãnh đạo ra quyết định.
Có thể nói phân quyền là phân tán bớt các quyền hạn và quyền ra quyết định. Phân quyền cũng là quá trình chuyển giao một nhiệm vụ cụ thể cho nhân viên và giao phó quyền hạn phù hợp để họ thực hiện được công việc. |
Uỷ quyền là quá trình người lãnh đạo cấp trên trao quyền hạn ra quyết định và điều hành hoạt động hoặc giao một phần công việc và đồng thời giao quyền hạn tương xứng để xử lí công việc. Quyền hạn được giao thường mang tính thay mặt, ngang bằng với quyền hạn của lãnh đạo khi người lãnh đạo vắng mặt, người lãnh đạo vẫn chịu hoàn toàn trách nhiệm cho các vấn đề đã được ủy quyền.
Làm rõ mức độ ủy quyền: Nhà quản lý cân nhắc 5 mức độ ủy quyền: |
Hình thức | Bổ nhiệm, phân công tạm thời… | Giấy ủy quyền
Hợp đồng ủy quyền Quyết định ủy quyền |
Giới hạn và trách nhiệm | Chỉ được thực hiện công việc và chịu trách nhiệm trong phạm vi quyền hạn được phân | Chỉ thực hiện công việc, ra quyết định trong phạm vi được ủy quyền. Trách nhiệm vẫn thuộc về người lãnh đạo |
Triển khai khi | • Nhân sự có đủ năng lực, bao gồm kiến thức, thái độ, tiềm năng…
• Nhân sự có đủ quyết tâm • Khả năng phát triển của nhân sự khi được phân quyền, ủy quyền • Hệ tư tưởng và xu hướng giải quyết công việc của nhân sự có phù hợp với doanh nghiệp • Phân quyền, ủy quyền rõ ràng: – Mục tiêu – Thông tin – Nguồn lực cần thiết (nhân sự, tài chính) đi kèm – Quyền hạn, trách nhiệm chi tiết – Các rủi ro • Công khai, minh bạch trong giao việc • Giao việc đúng người, đúng năng lực • Có hệ thống quy trình giám sát • Giao việc liên tục • Tránh giao việc ngược (nhân viên không có năng lực hoàn thành và trả ngược lại lãnh đạo) • Giao việc hiệu quả: Chú trọng kết quả và xử lí tình huống phát sinh, không đánh giá quá trình thực hiện |
|
Lợi ích | 1. Tiết kiệm thời gian cho nhà lãnh đạo 2. Phát triển khả năng và tinh thần làm việc của nhân sự 3. Tăng năng suất và hiệu suất công việc 4. Giúp lãnh đạo quản trị hệ thống doanh nghiệp dễ dàng hơn 5. Giúp doanh nghiệp đào tạo và khai phá đội ngũ nhân sự kế thừa |
Các chương trình đào tạo nhân sự tại Kingsman
TỔ CHỨC GIÁO DỤC KINGSMAN
Hotline: 0989.644.567 – 0246291579
Địa chỉ: Lô J01-08, Biệt thự An Phú, Khu đô thị Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội
Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: Tầng 16, Saigon Tower, 29 Lê Duẩn, Quận 1, TP. HCM