Chảy máu chất xám có đáng sợ bằng lãng phí chất xám?

THỰC TRẠNG VỀ GIỮ CHÂN, KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN TÀI TẠI VIỆT NAM

– Cụm từ khóa “chảy máu chất xám” cho chúng ta hơn 400.000 kết quả từ vô số tin tức, bài viết, ấn phẩm với những góc nhìn đa chiều, nguồn tin đa dạng.
– Ở chiều hướng khác, cụm từ “lãng phí chất xám” cho chúng ta hơn 150.000 kết quả và đa số là từ một nghiên cứu của một du học sinh Tiến sĩ.

Hầu hết các doanh nghiệp đều mạnh tay đầu tư cho “săn đầu người” – săn người tài. Một số doanh nghiệp, với những chế độ làm việc tốt, hệ thống “đi săn” chuyên nghiệp hoặc chiến lược “đi săn” hiệu quả thu hút được nhân tài đổ về phía doanh nghiệp và sau một khoảng thời gian, kết quả báo cáo kinh doanh của chúng ta chỉ nhích lên một chút, thậm chí “vẫn như cùng kì năm ngoái”. Và cùng với đó, có những doanh nghiệp chỉ đơn giản đưa về một gã “khá có năng lực”, nhưng sau đó, kết quả kinh doanh hay hiệu suất công việc của họ phi mã, lên như diều gặp gió.

Vấn đề ở đây là, không mấy ai quan tâm, hay tìm ra phương pháp để tránh “lãng phí chất xám” cả. “Chúng ta mãi cho rằng một hệ thống toàn người tài giỏi, năng lực siêu hạng là đủ vực dậy cả một doanh nghiệp và chúng ta cũng chỉ cố gắng tuyển càng nhiều người tài về càng tốt. Một tổ đội toàn sao, toàn thạc sĩ, tiến sĩ kinh tế, marketing liệu có năng suất bán hàng tốt hơn một tổ đội chỉ có một nhân viên bán hàng lão làng chỉ đạo một đội ngũ nhân viên trẻ hừng hực khí thế? Anh đưa nhân tài khai thác thị trường về và cho anh ta vào vị trí phó phòng marketing trong phòng điều hòa, thì giá trị năng lực của anh ta tăng lên hay giảm xuống?” “Nếu nhân tài không được nằm trong một môi trường thuận lợi để anh ta nhìn thấy khả năng thăng tiến và phát triển bản thân, anh ta sẽ không ở lại cùng bạn” (-st-) Quỹ lương eo hẹp của doanh nghiệp phải chi trả ra con số khổng lồ cho những “nhân tài” và thực sự họ có được khai thác đúng với khả năng và tiềm năng của mình? Và liệu con số chúng ta chi ra có đủ để giữ họ ở lại?

Trọng dụng nhân tài đối với nhiều doanh nghiệp là chế độ thật tốt, quan tâm chăm sóc, cất nhắc thăng tiến… Vậy, câu hỏi đặt ra là, những đãi ngộ đó phải chăng đến được với tất cả nhân viên? Trưởng phòng kinh doanh, marketing… là nhân tài cần gìn giữ, vậy những công nhân lành nghề, những “nhân viên” luôn sáng tạo và hoàn thành công việc cực nhanh có phải là nhân tài cần gìn giữ? Cả hệ thống nhân viên có kinh nghiệm là nhân tài cần gìn giữ, vậy những thực tập sinh, sinh viên mới ra trường với tấm bằng khá giỏi, với nhiệt huyết bừng bừng – không chút kinh nghiệm có phải là nhân tài?

Thống kê chỉ ra chỉ có 30% du học sinh Việt Nam về nước làm việc sau quá trình học tập tại nước ngoài và ở một góc nhìn khác Á quân Olympia năm 2002 – Nguyễn Thành Vinh cho rằng: “Nếu 30% quay trở về làm đất nước phát triển thì đã là quá đủ. Nếu 30% đã quay về chẳng làm được gì hết thì 70% nữa quay về liệu có làm được gì không?”.

Trọng dụng nhân tài là một vấn đề thực sự khó khăn và đau đầu. Trọng dụng không phải chỉ là tuyển về, chế độ tốt, chăm sóc tốt mà còn là sử dụng hiệu quả và tạo dựng môi trường thực sự có lợi cho sự phát triển của bản thân người lao động!

TỔ CHỨC GIÁO DỤC KINGSMAN
Hotline: 0989.644.567 – 0246291579
Địa chỉ: Lô J01-08, Biệt thự An Phú, Khu đô thị Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội
Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: Tầng 16, Saigon Tower, 29 Lê Duẩn, Quận 1, TP. HCM