8 kỹ năng cần thiết cho cuộc phỏng vấn
1. Nghiên cứu kỹ trước buổi phỏng vấn
a. Biết càng nhiều càng tốt về kết quả kinh doanh trước đây và các kế hoạch trong tương lai của công ty để buổi phỏng vấn mang tính tương tác thay vì vấn – đáp
b. Xem kỹ trang web của công ty, đặc biệt về sứ mệnh, sự kiện và tuyển dụng
c. Hãy đề nghị nhà tuyển dụng nói về văn hóa và môi trường công ty
d. Tìm mọi thông tin trên các phương tiện internet
e. Hãy thử phỏng vấn giả lập với một vài người bạn
2. Ấn tượng đầu tiên luôn là điều quan trọng
a. Không bao giờ được tới muộn
b. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể (body language) một cách tích cực
c. Tắt điện thoại di động
d. Thời trang lịch sự, chuẩn mực
e. Bắt đầu buổi phỏng vấn bằng một cái bắt tay chắc chắn và tự tin
f. Lắng nghe người phỏng vấn nói hết rồi mới trả lời
g. Diễn tả bản thân một cách rành mạch và trung thực
3. Kinh nghiệm và hiểu biết chưa phải là tất cả
a. Trình bày một cách tự tin và ủng hộ câu trả lời bằng những ví dụ từ kinh nghiệm làm việc hoặc học tập
b. Luôn luôn có một vẻ mặt và thái độ tích cực
c. Không đưa ra bất kì nhận xét nào về người chủ – cấp trên hiện tại hoặc trước đây
d. Không được tỏ ra quá xuồng xã nếu thấy nhà tuyển dụng thân thiện
4. 7 tính cách mà các nhà tuyển dụng tìm kiếm
- Nhóm kỹ năng (Skillset)
- Thành viên nhóm (Team playẻ)
- Thái độ (Attitude)
- Sự chuyên nghiệp (Professionalism)
- Phong cách lãnh đạo (Leadership)
- Đạo đức (Ethic)
- An toàn (Security)
5. Cơ hội được tạo ra chứ không được cho
Nếu nhà tuyển dụng không đề cập, hãy chủ động đưa ra đề nghị hoặc thử thách thể hiện khả năng hoặc kĩ năng tự tin nhất
6. Thể hiện điểm mạnh
- Sự tự tin
- Biết điểm mạnh, điểm yếu của mình
- Cố tìm hiểu người tuyển dụng muốn gì
- Tạo ấn tượng độc đáo của riêng cá nhân
- Bày tỏ thái độ rõ ràng cho mọi câu chuyện
7. Những câu hỏi chất lượng
Có khả năng người phỏng vấn sẽ dành cho bạn vài phút vào cuối buổi trò chuyện để bạn có thể hỏi câu hỏi. Hỏi những câu đòi hỏi sự suy nghĩ là một cơ hội để khiến bạn nổi bật khỏi những đối thủ.
8. Cám ơn người phỏng vấn
Sau buổi phỏng vấn, hãy nhớ gửi cho người phỏng vấn một ghi chú cám ơn họ vì đã dành thời gian.
“Đây là một điều lịch sự và nền làm trong kinh doanh,” Barksdale nói.
Theo các chuyên gia nghề nghiệp, một thư email hoặc một thư viết tay đều tốt cả. Điều quan trọng nhất đối với bạn đó là bày tỏ thái độ biết ơn của bạn trước người phỏng vấn. Bạn có thể muốn nói thêm về việc bạn sẽ giúp tổ chức xử lý một vấn đề mà họ đang đối diện như thế nào, hoặc bạn có thể muốn đề cập tới bất kỳ mối lo nào mà người phỏng vấn đã bày tỏ trong buổi gặp. Trong thư cám ơn, bạn cũng có thể nói về điều mà bạn thích ở tổ chức.
_tổng hợp_
TỔ CHỨC GIÁO DỤC KINGSMAN
Hotline: 0989.644.567 – 0246291579
Địa chỉ: Lô J01-08, Biệt thự An Phú, Khu đô thị Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội
Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: Tầng 16, Saigon Tower, 29 Lê Duẩn, Quận 1, TP. HCM