Nếu bạn muốn tìm việc tại công ty nước ngoài !

1. Chuẩn bị kỹ lưỡng trước phỏng vấn
Nếu phỏng vấn tìm việc cho công ty Việt Nam, bạn có thể nói chuyện, thậm chí “chém gió phần phật” khi phỏng vấn. Vốn là tiếng mẹ đẻ, việc thể hiện ý kiến, diễn đạt sẽ trôi chảy hơn. Bạn có kiến thức, kinh nghiệm cộng thêm hoạt ngôn nữa thì cuộc phỏng vấn không còn quá nặng nề. Quan trọng là bạn làm chủ được những gì mình nói.

Nhưng với công ty nước ngoài phỏng vấn bằng ngoại ngữ, thì chuẩn bị là một khâu vô cùng quan trọng. Dù bạn đang ở trình độ nào thì cũng không thể bỏ qua được bước này. Vì vậy, hãy tìm hiểu một số thông tin cần thiết sau đây:
– Tìm hiểu chi tiết về công ty bạn ứng tuyển: tên, lịch sử thành lập, quá trình phát triển, lĩnh vực hoạt động… Cố gắng đọc đúng những từ hoặc thuật ngữ mà công ty đó đang dùng.
– Tìm hiểu những câu hỏi và câu trả lời có thể hỏi trong phỏng vấn và cách trả lời tốt nhất, chuyển sang cách nói mà mình quen dùng.
– Những cụm từ, những cử chỉ, điệu bộ cần có khi phỏng vấn. Hãy luyện tập trước gương nhiều lần đến khi bạn sử dụng được ngôn ngữ cơ thể nhuần nhuyễn, phù hợp với phong cách phỏng vấn hiện đại.
– Hãy chuẩn bị một bộ hồ sơ như CV, giấy tờ tùy thân cần thiết có thể cần đến khi đến phỏng vấn
Chuẩn bị kỹ sẽ ảnh hưởng tích cực đến tâm lý rất nhiều. Bạn cảm thấy yên tâm hơn, không phải lo lắng xem mình có bỏ sót gì không, quên gì không. Bước chuẩn bị cũng góp phần vào sự thành công của cuộc phỏng vấn.

2. Hiểu rõ những hành động cần làm trước và trong khi phỏng vấn
Vấn đề thời gian:
Hành động nên tránh, thậm chí là cấm kỵ nhất khi đi phỏng vấn đó là đến muộn. Dù chỉ là muộn 5 phút thôi cũng đủ để nhà tuyển dụng đánh giá bạn thấp đi.

Vì vậy, bạn hãy cố gắng đến sớm. Không cần thiết phải đến sớm quá, nhưng đến trước khoảng 15-20 phút sẽ giúp bạn giữ trạng thái thoải mái, làm chủ được tình hình.

3. Trang phục khi đi phỏng vấn:

Mặc vest màu đen, màu tro hoặc xám
Áo sơ mi màu trắng bên trong
Cà vạt màu đỏ sẫm, màu xanh, có hoa văn sọc chéo hoặc không có hoa văn.
Váy nên có độ dài ngang đầu gối
Giày nam màu đen (nên là giày Tây)
Giày nữ cao gót màu đen, khoảng 3cm
Tóc cắt ngắn (nam) hoặc buộc gọn gàng (nữ), không bị che mắt

4. Các bước cần thực hiện khi vào phỏng vấn:

Bước 1: Gõ cửa 3 cái.

Bước 2: Chờ. Tuyệt đối không vào phòng cho đến khi nghe thấy nhà phỏng vấn nói: Mời vào

Bước 3: Bước vào phòng. Đóng cửa. Nhìn một lượt các nhà phỏng vấn và nói: (Em) Chào các anh, các chị. Sau đó cúi chào nhẹ nhàng.

Bước 4: Đi về phía ghế ngồi, đứng bên cạnh ghế và nói:

(Tên tôi là… Rất mong được mọi người giúp đỡ/Rất hân hạnh được gặp các anh, chị)

Bước 5: Cúi chào một lần nữa. Nếu là các nhà phỏng vấn Nhật Bản thì chú ý khi cúi chào, hai tay để sát hai bên hông. Cúi một góc 45 độ. Sau khi chào, giữ nguyên tư thế trong 1 giây.

Bước 6: Sau đó, người phỏng vấn sẽ mời bạn ngồi xuống.

Bước 7: Bạn có thể ngồi xuống khi nghe thấy người phỏng vấn mời.

Tư thế ngồi rất quan trọng. Ngồi thẳng lưng, không tựa vào ghế. Chân để song song. Tay khép nhẹ, đặt trên đùi. Bạn nên duy trì tư thế này trong suốt cuộc phỏng vấn. Có thể sẽ khá mỏi và không thoải mái, nhưng đừng vì thế mà bạn thay đổi tư thế quá nhiều. Bởi trong cuộc phỏng vấn, một tư thế không nghiêm túc sẽ bị đánh giá rất thấp. Nếu bạn không thật sự tự tin là có tư thế nào khác phù hợp hơn thì tốt nhất là nên giữ tư thế an toàn.

TỔ CHỨC GIÁO DỤC KINGSMAN

Hotline: 0989.644.567 – 0246291579

Địa chỉ: Lô J01-08, Biệt thự An Phú, Khu đô thị Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội

Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: Tầng 16, Saigon Tower, 29 Lê Duẩn, Quận 1, TP. HCM